Đĩa Đựng Gia Vị Bát Tràng 100 Chữ Thọ – Men Lam Cổ
50,000₫
Xuất xứ: gốm sứ Bát Tràng
Đường kính 9cm – cao 2cm
Chất liệu: Men rạn cổ
Giới thiệu về Đĩa Đựng Gia Vị Bát Tràng 100 Chữ Thọ – Men Lam Cổ
Lịch sử men lam – men gốm Bát Tràng
Đây là loại men được sử dụng sớm nhất trên men gốm Bát Tràng từ thế kỉ 14. Người thợ Bát Tràng sử dụng men lam đồng thời với kĩ thuật dùng bút lông làm công cụ vẽ trên các sản phẩm gốm sứ. Men lam không để để trần như men nâu mà bao giờ cũng được phủ lớp men màu trắng bóng ở bên ngoài, có độ thủy tinh hóa cao sau khi nung.
Men lam có sắc độ từ xanh chì đến xanh sẫm, xanh đen. Bên cạnh điểm tương đồng với các loại bình gốm hoa lam sản xuất ở lò Chu Đậu Hải Dương, gốm hoa lam Bát Tràng ngay ở thời kì đầu đã có những nét riêng về dáng, màu sắc và về hoạ tiết trang trí. Những bát, âu, lọ, chân đèn gốm hoa lam của Bát Tràng thế kỉ 14 – 15 có nét chung dễ nhận là lối vẽ phóng bút, dù là vẽ phong cảnh, hoa dây lá hay vẽ rồng.
Đồ gốm Bát Tràng ở thế kỉ 19 còn có nhiều trường hợp dùng nhiều màu men. Men lam cùng với men trắng rạn vẽ các đề tài mã liễu, tiêu tượng, tùng lộc trên lư gốm men nâu, men lam vẽ cành liễu, khóm lan, bụi cỏ trong bức tranh nổi Tô Vũ chăn dê.
Men lam cùng với men nâu sắc sẫm và nhạt tạo nên chiếc đỉnh gốm men nhiều màu đồ sộ. Đó cũng là bằng chứng sinh động về bàn tay tài khéo của nhiều đời thợ gốm Bát Tràng được kế thừa và không ngừng tiến triển.
Xem thêm: Top các cách chọn chậu gốm sứ Bát Tràng chuẩn nhất hiện nay
Sử dụng bát đĩa đúng cách
Khi sử dụng bát đĩa mới mua về
Dù là bát đĩa làm bằng chất liệu gốm sứ, nhựa, kim loại hay thủy tinh thì chúng ta đều phải vệ sinh trước khi sử dụng.
Bởi bát đĩa dù là mới hay lâu ngày chưa sử dụng thì vẫn có thể còn lưu lại hóa chất, vi khuẩn và bụi bẩn từ quá trình trưng bày tại cửa hàng hoặc lâu ngày để trong chạm bát, trong quá trình sản xuất, vận chuyển.
Các đồ bát đĩa làm bằng chất liệu gì thì cũng nên cầm nắm, di chuyển cẩn thận, tránh va đập mạnh, và đặc biệt không nên quăng ném có thể gây hư hỏng bát đĩa.
Ngay cả khi bát đĩa làm bằng nhựa, kim loại nếu quăng quật hoặc chịu một tác động lực mạnh cũng có thể làm chúng bị biến dạng hay nứt, vỡ.
Đặc biệt hơn đối với các loại bát đĩa bằng thủy tinh: trước khi dùng chúng ta cần phải luộc qua với nước đun sôi. Giải thích cho việc làm này là để hạn chế sự cố sốc nhiệt trong quá trình sử dụng.
Nhiều sản phẩm bát đĩa bằng thủy tinh kém chất lượng nếu thay đổi nhiệt độ đột ngột có thể dễ dàng gây ra vỡ sản phẩm.
Ví dụ cụ thể
Nếu chúng ta đưa một chén bát bằng thủy tinh có bề mặt mỏng vào trong môi trường lạnh, sau đó chúng ta đổ nước sôi vào đột ngột, chỉ cần có một tác động nhỏ như dùng thìa khuấy chạm nhẹ vào thành thủy tinh cũng có thể làm vỡ sản phẩm.
Vì vậy chúng ta nên lựa chọn bát đĩa bằng sứ với khả năng chịu nhiệt rất tốt sẽ giúp bạn khắc phục trường hợp trên.
Một điểm đáng lưu ý nữa khi sử dụng bát đĩa đó là cần phân biệt được loại bát đĩa nào có thể dùng được cho lò vi sóng, máy rửa chén, lò nướng… nhé. Bởi như ví dụ trên, nên lựa chọn các loại bát đĩa chịu nhiệt thật tốt để tránh những điều đáng tiếc có thể xảy ra. Nên xem trên thông báo khuyến cáo từ bao bì các nhà sản xuất.
Không sử dụng các loại bát đĩa bằng kim loại, trang trí bằng họa tiết kim loại đựng thực phẩm chế biến trong lò vi sóng để tránh gây ra hiện tượng cháy nổ, tạo tia lửa trong lò.
Chỉ sử dụng bát đĩa cho lò vi sóng khi có khuyến cáo từ nhà sản xuất
Xem thêm: Ấm chén Bát Tràng bọc đồng là gì? Dùng có an toàn hay không?
Cách bảo quản bát đĩa hiệu quả
Vệ sinh bát đĩa bằng nước rửa chén hoặc chất tẩy rửa chuyên dụng nên mua ở siêu thị hoặc cửa hàng uy tín nhé, không dùng các chất tẩy mạnh như nước tẩy Javel hay giấm để làm sạch bát đĩa bằng sứ.
Bởi nếu sử dụng nhiều lần và thương xuyên, chúng sẽ mài mòn lớp men phủ bên ngoài và họa tiết hoa văn có thể sẽ bay màu theo thời gian.
Để bề mặt bát đĩa bền đẹp chúng ta lưu ý sử dụng miếng rửa bát đĩa bằng bọt biển hay khăn vải mềm. Tránh dùng các miếng rửa bát đĩa sắc nhọn vì chúng có thể làm trầy xước bề mặt của bát đĩa, giảm tính thẩm mỹ của sản phẩm.
Sử dụng miếng rửa chén bằng miếng bọt biển hay khăn vải mềm
Nên lau khô sau mỗi lần rửa bát đĩa xong bằng khăn vải mềm sạch, để tránh ẩm và thuận tiện cho lần sử dụng tiếp theo.
Một mẹo vặt mà có thể có nhiều người chưa biết đó là khi cất bát đĩa lên kệ, chúng ta không xếp chồng các bát đĩa có cùng kích cỡ lên nhau, nhất là bát ăn cơm các bạn nên xếp đan xen nhau.
Bởi nếu bạn làm như vậy rất dễ làm hư bát đĩa như trầy xước bề mặt và khó tách ra, tạo sự khó khăn trong mỗi lần lấy ra sử dụng.
Nên đặt úp mặt bát đĩa xuống mặt kệ hoặc đặt đứng, nghiêng, để nước còn đọng lại bên trong chảy xuống, giữ cho chén bát sạch, khô và ngăn côn trùng xâm nhập vào bên trong.
Hồng Quyên – Tổng Hợp và Bổ Sung
Tham Khảo (battrangceramica, battrangnews, …)
Đánh giá
Chưa có đánh giá nào.